Hàng tồn lưu kho (Inventory) là thuật ngữ mà mọi doanh nghiệp chắc chắn đã từng nghe qua. Đây là những sản phẩm mà doanh nghiệp dự trữ để đưa ra thị trường phân phối về sau. Tuy nhiên, thì nhiều doanh nghiệp trẻ còn chưa hiểu rõ về các loại hàng tồn kho. Vậy, làm sao để phân biệt được thì hãy cùng chúng tôi đi phân loại hàng hóa ngay nhé!

Nguyên liệu thô (Raw material)
Là những nguyên liệu được nhà sản xuất cung cấp. Nó được nhập kho để đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn được diễn ra liên tục. Mỗi loại hình sản xuất và sản phẩm cuối cùng sẽ có nguyên liệu thô dự trữ khác nhau.

Ví dụ: Với doanh nghiệp sản xuất giày thì nguyên liệu thô là da, vải,.. Còn với doanh nghiệp lắp ráp máy tính thì nguyên liệu thô sẽ là dây dẫn và chất bán dẫn,…
Nói chung, việc lưu trữ nguyên liệu thô sẽ góp phần hỗ trợ nhiều cho quá trình sản xuất. Từ đó, các nhà quản trị sẽ tiến hành mua đầu cơ để hạn chế sự tăng giá đột ngột. Hoặc sự chậm trễ từ nhà cung cấp nguyên liệu sẽ làm giãn đoạn quá trình sản xuất.
Work-In-Process (WIP)
Là những thành phẩm mới được hoàn thiện một phần và đang chờ để hoàn thành. WIP có thể bán được hoặc không thể,và nó cũng được coi là bán thành phẩm. Thường thì khi chuyển từ nguyên liệu thô sang thành phẩm sẽ có thời gian nhất định. Đây là loại hàng tồn thường xuyên gặp phải ở mọi doanh nghiệp sản xuất.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nên giữ Wip ở mức thấp nhất. Bởi giữ nhiều hàng hóa sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến vốn lưu động của doanh nghiệp. Trên thực tế thì dự trữ WIP cũng là vấn đề cần thiết, nó góp phần đẩy nhanh quá trinh sản xuất.
Hàng thành phẩm (Finished Goods)
Là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của doanh nghiệp và sẵn sàng đưa đến tay người tiêu dùng. Ví dụ: Những cuốn sách vừa được in xong và được lưu trữ trong kho hay những chiếc điện thoại được lưu trữ tại các cửa hàng điện thoại.

Thường sẽ có hai loại hàng thành phẩm trong ngành công nghiệp sản xuất. Một là những sản phẩm sản xuất theo số lượng lớn. Hai là sản phẩm sản xuất theo yêu cầu và có thông số kỹ thuật cụ thể. Các loại hàng hóa sản xuất với số lượng lớn. Thì doanh nghiệp phải giữ một lượng hàng thành phẩm nhất định để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Vật liệu đóng gói (Packing Material)
Là những hàng hóa trong kho được sử dụng để đóng gói hàng hóa. Trong đó, nó được sử dụng cho đóng gói sơ cấp và đóng gói thứ cấp. Cụ thể, đóng gói sơ cấp là bước quan trọng nếu không có hàng hóa sẽ không sử dụng được. Còn đóng gói thứ cấp chính là giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được thuận tiện hơn.
Hàng tồn kho MRO
Thuật ngữ MRO được viết tắt của bảo trì (maintenace), sửa chữa (repair), điều hành nguồn cung cấp (operating supplies). Đây được coi như là hàng hóa hỗ trợ.

Ví dụ: Các loại hàng tồn MRO dùng để bảo trì, sữa chữa như dầu bôi trơn, bu lông, đai ốc, vòng bi,…
Bên cạnh những loại hàng tồn vừa được trình bày. Cũng có một số loại hàng tồn khác cũng phù hợp với chiến lược kinh doanh của một số doanh nghiệp.
Hàng tiêu dùng (Consumables)
Là những hàng hóa được sử dụng bởi các cá nhân và doanh nghiệp. Cần phải thay thế khi đã bị hao mòn hay sử dụng hết. Là những hàng hóa hỗ trợ cho quá trình sản xuất hàng hóa. Nó cũng không cấu thành các bộ phận của sản phẩm cuối cùng.
Ví dụ: Một số hàng tiêu dùng được dùng trong quá trình sản xuất hàng hóa là: hàng văn phòng phẩm, chất tẩy rửa, dầu,….và các vật liệu khác nhằm duy trì hoạt động.
Chúng tôi vừa chia sẻ chi tiết về cách phân biệt các loại hàng tồn kho doanh nghiệp. Đó là những thông tin cần thiết mà mọi doanh nghiệp cần biết. Cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết trên. Hy vọng là những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ mang lại cho bạn nhiều sự bổ ích.