Doanh nghiệp của bạn mới thành lập, ở giai đoạn đầu vẫn còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà bạn cần bổ sung ngay những kiến thức cơ bản về tồn kho trong quản lý kho hàng hóa. Cùng theo dõi bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn hàng loạt thông tin bổ ích.
Tìm hiểu tồn kho trong quản lý kho hàng hóa
Trước tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các thông tin cơ bản để bạn có thể nắm được cụ thể và chi tiết nhất. Một trong những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn.

Tồn kho là gì?
Tồn hàng hay là hàng tồn lưu kho là những mặt hàng được giữ lại để bán sau cùng. Đồng thời, mặt hàng này cũng được làm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất các sản phẩm. Trong đó, bao gồm cả sản phẩm được giữ lại, sản phẩm đang sản xuất. Hay những nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm mới.
Phân loại hàng tồn kho
Có thế phân loại theo mục tiêu sử dụng và mức độ tồn tại của hàng tồn trong quá trình sản xuất.
- Mục tiêu hàng hóa bao gồm 3 loại: Hàng tồn sử dụng cho sản xuất, kiểm tra hàng tồn để đáp ứng các hoạt động bán hàng và phân loại theo trò chơi vị trí khác nhau trong doanh nghiệp
- Mức độ tồn tại hàng hóa bao gồm 3 loại: Hàng còn tồn lại, hàng bán đi và mu bán đang thực hiện.
Tìm hiểu về chi phí tồn kho hàng hóa
Để cụ thể hơn về tồn kho, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thêm kiến thức về chi phí của tồn kho.

Chi phí tồn kho là gì?
Nói một cách dễ hiểu thì đây là một loại chi phí của quá trình lắp đặt, mua bán và lưu trữ hàng hóa trong kho. Là một khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả trong thời gian dự trữ hàng hóa. Gồm các loại nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất được ổn định. Trong đó, chi phí tồn hàng trong kho được dựa vào các hoạt động quản lý lưu trữ và mua sắm.
Đặc điểm của chi phí tồn hàng
Trên thực tế thì chi phí của hàng tồn trong kho không phải là ít. Và nếu mức hàng hóa trong kho quá lớn thì mức thiệt hại càng cao. Trong đó, các chi phí bao gồm:
- Chi phí thiệt hại và hao hụt của hàng trong kho
- Các chi phí cho việc trang bị bảo quản hàng hóa
- Chi phí bảo hiểm
- Chi phí mặt bằng, nơi để các mặt hàng lưu kho.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải trả một số chi phí khác. Cho bên lắp đặt, tháo dỡ và vận chuyển hàng hóa. Doanh nghiệp có thể tự cân đối các loại chi phí để giảm thiểu tối đa chi phí tồn lưu kho hiệu quả nhất.
Các chi phí trong tồn kho hàng hóa doanh nghiệp
Việc cân đối các loại chi phí trong quản lý kho hàng và giảm mức chi phí tối đa là điều mà mọi doanh nghiệp cần thực hiện. Để làm được điều này chúng ta cùng đi phân tích và đánh giá một số loại chi phí trong các trường hợp sau.

Chi phí tỷ lệ thuận với lượng hàng – Hàng hóa tăng chi phí tăng
Chi phí dự trữ:
- Chi phí kho: Gồm chi phí quản lý kho, chi phí thuế, chi phí sử dụng thiết bị, chi phí tiền lương cho nhân viên kho
- Chi phí về vốn: Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường thì cần tăng vốn đầu tư. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra tình trạng chìm vốn. Nguy cơ mất cơ hội đầu tư hoặc bị rút vốn đầu tư ban đầu.
- Chi phí phát sinh do hàng hóa bị hao hụt, hư hỏng: Nếu hàng tồn trong kho quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa bị giảm giá trị, hao hụt. Chi phí càng tăng nếu thời gian lưu kho kéo dài.
- Chi phí cho chất lượng của hàng hóa: Đối với lô hàng số lượng lớn thì không thể tránh khỏi bị móp, vỡ,… Còn với lô hàng nhỏ thì việc kiểm tra tồn kho chất lượng hàng sẽ dễ dàng hơn.
Ngoài ra thì bao gồm cả chi phí đáp ứng nhu cầu khách hàng, tiền thuế và tiền bảo hiểm. Chi phí cho thuế sẽ tăng khi lượng hàng tồn tăng. Còn bảo hiểm là để bảo vệ khi có sự cố xảy ra trong việc quản lý kho hàng.
Chi phí tỷ lệ nghịch với lượng hàng – Hàng hóa tăng chi phí giảm
- Chi phí cho thử nghiệm sản xuất: Nếu lượng hàng nhiều, ít nguyên liệu, ít máy móc hoạt động, ít công nhân thì phải đổi phương thức sản xuất
- Chi phí đặt hàng và mua hàng: Tùy vào lượng hàng hóa mà nhà cung cấp sẽ đưa ra mức giá khác nhau. Tuy nhiên lượng hàng càng lớn thì giá sẽ càng giảm. Có thể phát sinh chi phí chuyển đổi quy trình sản xuất nếu có sự thay đổi về nguyên vật liệu sản xuất.
- Chi phí hao hụt tồn kho: nếu doanh nghiệp không dự trữ đủ lượng hàng để cung cấp thì có thể sẽ làm giảm doanh số cũng như lòng tin của khách hàng. Mọi doanh nghiệp cần cân nhắc để tránh gặp phải tình trạng trên.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản và quan trọng liên quan đến tồn kho. Phương Ninh hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn khái quát hơn về tồn kho. Đặc biệt là cân nhắc và đưa ra mức chi tiêu phù hợp cho tồn kho để mang lại lợi nhuận cao nhất.
Ngoài ra, nếu các bạn cần tìm hiểu hoặc cần tư vấn thêm về lĩnh vực này thì truy cập trực tiếp vào website quantrivanhanh.com. Tại đây sẽ có đầy đủ thông tin về tồn kho cho bạn tham khảo. Chúc doanh nghiệp, công ty của bạn ngày một phát triển và lớn mạnh hơn nữa.