Mẹo quản trị hàng tồn kho hiệu quả nhất 

Trong một doanh nghiệp thì công việc quản trị hàng tồn kho là một vị trí vô cùng quan trọng. Vậy, phải làm sao để đảm nhiệm  tốt vị trí này và đem lại lợi cho doanh nghiệp. Hãy để chúng tôi chia sẻ đến các bạn những mẹo nhỏ mà hiệu quả.

quản trị hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho hiệu quả cho các doanh nghiệp

Thông tin quan trọng trong quản trị hàng tồn kho

Đối với nhiều người thường xuyên tiếp xúc và đã tham gia vào công việc quản lý hàng tồn, kiểm toán hàng hóa thì có lẽ không còn lạ gì với công việc quản trị. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người mới tham gia vào vào công việc này thì vẫn còn chưa hiểu rõ. Sau đây là một số nội dung thông tin mà chúng tôi muốn bạn hiểu chi tiết trước khi đi vào tìm hiểu các cách quản trị hàng tồn kho sao cho hiệu quả.

Khái niệm chi tiết quản trị hàng tồn kho là gì?

Quản trị hàng tồn kho trong nghiệp là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Công việc này nhằm mục đích quản lý các hoạt động từ việc lên kế hoạch, tiếp nhận thông tin, cất trữ, vận chuyển, cấp phát và kiểm kê hàng hóa. Từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin chi tiết và đảm bảo được nguồn cung cấp đầy đủ cho khách hàng.

quản trị hàng tồn kho
Là quản lý các hoạt động từ việc lên kế hoạch

Đồng thời, việc quản trị hàng hóa trong kho còn giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hoạt động cung cấp hàng hóa. Công việc này nhằm làm rõ từ việc xử lý đến sản xuất và phân phối hàng hóa trong kho.

Vai trò của việc quản trị hàng tồn kho

Để giúp cho bạn và doanh nghiệp hiểu rõ về vấn đề này chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về vai trò của quản trị hàng tồn lưu kho.

  • Nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng, dự trữ và sử dụng các loại vật tư có tác động đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
  • Đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp được diễn ra theo đúng kế hoạch
  • Đảm bảo đủ nguồn hàng để cung cấp cho thị trường
  • Sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
  • Theo dõi chính xác các hoạt động cung cấp vật tư và hoạt động sản xuất để kịp thời đưa ra hướng giải quyết khi gặp sự cố.

Một số mô hình quản trị hàng tồn kho hiệu quả nhất 2021

Dưới đây là 5 mô hình quản trị hàng tồn dành cho doanh nghiệp hiệu quả nhất 2021 được chúng tôi tìm hiểu. Cụ thể là như sau.

Sử dụng mô hình Economic Order Quantity (EOQ)

Cách quản trị hàng tồn kho này nhằm giúp doanh nghiệp có thể tính toán được số lượng hàng phù hợp nhập vào lưu kho. Cách này vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí mà vẫn có lượng hàng đầy đủ để phục vụ khách hàng. Bạn cần áp dụng theo công thức EOQ, hiện đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiệu quả. Công thức mô hình:

quản trị hàng tồn kho                                  

Trong đó:

D: Nhu cầu hàng tồn kho mỗi năm, lấy hàng tồn đầu năm + hàng tồn kho nhập thêm trong năm – hàng tồn kho cuối năm.

S: Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng

H: Chi phí cho việc lưu trữ hàng

Quản trị hàng tồn kho
Một số bài toán áp dụng vào doanh nghiệp

Đây là mô hình giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí cho cả nhập hàng và tồn hàng. Tuy nhiên thì mô hình này cũng cần có sự nghiên cứu và đưa ra có số chính xác, bởi nếu sai sẽ làm sai lệch con số để đưa ra số lượng nhập hàng phù hợp.

Sử dụng mô hình Production Order Quantity (POQ)

Đối với các công ty thương mại thì đây là phương pháp quản trị hàng tồn kho thích hợp nhất. POQ tăng tính thực tế và nới lỏng các giả thiết. Sự khác biệt lớn nhất tạo nên sự thực tiễn là giả thiết được đưa đến liên tục và tích lũy đến khi hàng hóa được tập hợp.

quản trị hàng tồn kho
Mô hình quản trị hàng tồn kho hiệu quả

Theo đó, công thức của mô hình POQ:

quản trị hàng tồn kho

Các kí hiệu giống với mô hình EOQ và P là khả năng cung ứng hàng ngày với điều kiện d<P.

Sử dụng cách ABC analysis trong quản trị hàng tồn kho

Cách này nhằm phân loại các sản phẩm và nguyên vật liệu trong kho hàng. ABC analysis có 3 nhóm hàng với những mức quản lý khác nhau:

Mức độ nhóm A: Cần kiểm tra chính xác về nguyên vật liệu, hàng tồn một cách chặt chẽ vì giá trị hàng lớn, chu kỳ kiểm toán hàng hóa 1 tháng/ 1 lần.

Mức độ nhóm B:  Kiểm soát nguyên vật liệu và hàng tồn kho vừa phải vì giá trị hàng hóa vừa phải, chu kỳ kiểm toán 3 tháng/ 1 lần (khuyến khích kiểm toán kho hàng theo quý)

Mức độ nhóm C: Các nguyên vật liệu, hàng hóa tồn chỉ cần kiểm soát ở mức đơn giản, hàng nhóm C thường có giá trị không lớn và mức kiểm toán hàng hóa 6 tháng 1 lần

Đây là cách được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi đây là phương pháp khá hiệu quả và tính an toàn cao. Bởi sự phân biệt rõ ràng với mỗi loại hàng để đưa ra mức quản lý phù hợp.

Sử dụng mô hình Quantity Discount Model (QDM)

Mô hình này thường được các doanh nghiệp sử dụng trong tình huống có chính sách giảm giá (điều kiện mua số lượng lớn). Doanh nghiệp cần cân nhắc.

quản trị hàng tồn kho
Sử dụng mô hình QDM khi có chính sách giảm giá
  • Khách hàng mua số lượng lớn thì giảm giá nhiều và chi phí đặt hàng cũng giảm nhờ gộp thành 1 đơn hàng
  • Hàng lưu trữ lớn thì chi phí lưu trữ cao, có thể xảy rủi ro trong quá trình kiểm toán hàng hóa

Nếu sử dụng QDM sẽ giúp cho mức độ đặt hàng và chi phí lưu trữ tối ưu nhất mà vẫn có chính sách giảm giá. Các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm Q và tối ưu ở từng mức giá theo EOQ:

quản trị hàng tồn kho

Trong đó: C là % chi phí lưu trữ tính theo giá mua và VR là chi phí của từng sản phẩm.

Bước 2: Tính Q ở nhiều mức khấu trừ sao cho Q đạt đủ số lượng để hưởng khấu trừ và Q không vượt quá mức tối đa

Bước 3: Tìm được Q ở bước 1, thay vào công thức tính tổng chi phí cho hàng dự trữ:   

quản trị hàng tồn kho         

Bước 4: Mỗi Q sẽ nhận được một Q tương ứng, từ đó bạn điều chỉnh lượng hàng tồn sao cho Q ra kết quả là C nhỏ nhất.

Sử dụng mô hình tồn kho kịp thời Just in time (JIT)

Mô hình JIT đơn giản là mô hình tổ chức sao cho các bộ phận, nguồn hàng, sản xuất, vận chuyển, quản lý,… có dự liên kết với nhau. Đảm bảo chỉ sản xuất ra những hàng hóa có thể bán được. Đồng thời các bước sản xuất cũng được phối hợp chặt chẽ. Để đảm bảo sản phẩm được cung cấp ra thị trường kịp thời với thời gian ngắn nhất.

Kết luận

Theo chúng tôi tìm hiểu trong quản trị hàng tồn kho thì mô hình JIT được đánh giá cao. Đây là mô hình phù hợp với ngành hàng có thời hạn lưu trữ ngắn với các mặt hàng thực phẩm. Còn với hàng hóa có thời hạn lưu trữ lâu thì doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng mô hình EOQ và POQ.

Đó là những thông tin mà chúng tôi quantrivanhanh.com muốn chia sẻ đến các bạn. Mong là những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hiểu hơn và đưa ra hướng quản trị hàng tồn kho hiệu quả nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết mà chúng tôi vừa chia sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status