Mẫu S4-HKD: Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ Thuế với NSNN thông tư 88

Bạn là hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh? Bạn đang chưa rõ mẫu Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ Thuế với NSNN theo thông tư 88/2021/TT-BTC như thế nào? Cũng như cách lập sổ ra sao? Hãy cùng quantrivanhanh.com giúp bạn hiểu rõ về mẫu sổ cũng như cách lập sổ.

1. Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ Thuế với NSNN theo thông tư 88

 

 

Mẫu S4-HKD Tình hình thực hiện thuế với NSNN
Tải mẫu tại đây:

so-theo-doi-tinh-hinh-thuc-hien-nghia-vu-voi-nsnn

2. Cách lập sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN (Mẫu số S4-HKD)

a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN để theo dõi các khoản thuế, phí …. mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN. Trong đó hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ này chi tiết theo từng sắc thuế như thuế GTGT, thuế TNCN…

b) Thông tin, số liệu trên sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN làm căn cứ để cơ quan thuế xác định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nộp đúng, nộp đủ và kịp thời các khoản thuế, phí … vào NSNN theo quy định của pháp luật thuế hay không.

c) Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào chứng từ kế toán có liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh với NSNN để ghi sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN như sau:

+ Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của các chứng từ kế toán được sử dụng để ghi sổ kế toán. Các chứng từ kế toán có thể là các tờ khai thuế, giấy nộp tiền thuế vào NSNN kèm theo Phiếu chi hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng,….

+ Cột C: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phục vụ cho việc rà soát, kiểm tra, đối chiếu các thông tin về các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp NSNN về các khoản thuế khi cần thiết.

+ Việc ghi chép số dư đầu kỳ thực hiện như sau: Nếu số dư đầu kỳ (cuối kỳ trước chuyển sang) của số thuế phải nộp vào NSNN được ghi vào cột 1, nếu số dư đầu kỳ (cuối kỳ trước chuyển sang) của mã số thuế đã nộp thừa vào NSNN được ghi vào cột 2.

+ Cột 1: Phản ánh số thuế mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải nộp NSNN theo quy định của pháp luật thuế, cụ thể như sau:

Đối với số thuế GTGT phải nộp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ sẽ căn cứ vào số doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trên sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nhân với tỷ lệ % tính thuế GTGT theo quy định của pháp luật thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động.

Đối với số thuế TNCN của người lao động phải nộp NSNN sẽ căn cứ vào tổng cộng cột số thuế TNCN phải nộp trên Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động.

Đối với số thuế TNCN của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải nộp NSNN sẽ căn cứ vào tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trên sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nhân với thuế suất thuế TNCN theo quy định của pháp luật thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động.

+ Cột 2: Phản ánh số thuế mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã nộp vào NSNN. Chứng từ kế toán để ghi chép vào chỉ tiêu này là giấy nộp tiền vào NSNN kèm theo Phiếu chi hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng. Trường hợp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì số thuế nộp thừa cũng được ghi vào cột này.

Trên đây, quantrivanhanh.com đã hướng dẫn cách lập Mẫu số S4-HKD: Sổ Theo dõi tình hình nghĩa vụ thuế với NSNN theo thông tư 88. Để hướng dẫn cách lập chi tiết cũng như tìm hiểu về dịch vụ kê khai thuế cho hộ kinh doanh. Mời bạn liên hệ theo hotlile: 0961368661

Đăng ký ngay

Tham gia ngay group hỗ trợ kế toán hộ kinh doanh: https://www.facebook.com/groups/1003119463079719

Tham khảo ngay biểu phí dịch vụ với nhiều ưu đãi chỉ có tại kế toán Phương Ninh: https://quantrivanhanh.com/dich-vu-ke-khai-thue-ho-kinh-doanh/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status